[tintuc]
Du lịch Huế, Việt Nam: Tham quan Lăng Minh Mạng - Hiếu Lăng

Hai mươi năm tại vị, Minh
Mạng đã đem đến cho giang sơn Đại Nam sự vững mạnh, cho vương nghiệp họ Nguyễn
một tiền đồ mới. Và con người đó đã nằm xuống giữa chốn “thiên đường trần gian”
đầy tiếng chim hót, hoa đua... với sự thanh thản và mãn nguyện hoàn toàn. Lăng
Minh Mạng được nhiều du khách thích nhất vì nó thể hiện ý chí về thế giới vũ
trụ một cách độc đáo của người Việt Nam, đó là nét đẹp về giá trị tư tưởng.
Đăng ký du lịch Huế với Phananghong travel - Bấm đây
Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng
lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một
tháng sau (tháng 2-1841) đã huy động gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công
trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài
vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến
đầu năm 1843 mới hoàn tất.
Đăng ký du lịch Huế với Phananghong travel - Bấm đây
Nếu lăng tự Đức được đánh giá là một bức tranh sơn thủy hữu
tình, phản ánh tính cách của ông vua thi sĩ Tự Đức, Lăng Khải Định lại là sự
giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Tây, nói lên tính cách sính ngoại của Khải
Định, thì Lăng Minh Mạng đã bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc ý. Minh
Mạng lên nối ngôi khi chế độ quân chủ trung ương tập quyền nhà Nguyễn đã được
củng cố triệt để ở điểm cao của nó. Từ sự điều chỉnh thể chế, kỷ cương trên
phạm vi cả nước đến sự bố cục lại vị trí các công trình kiến trúc trong Hoàng
thành và quy hoạch khu lăng cho chính mình, cũng thể hiện rõ cá tính và phong
cách của chính vua Minh Mạng. Là người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh,
không thích Tây phương, toàn bộ bố cục kiến trúc của lăng Minh Mạng được xây
dựng trên cơ sở tư tưởng chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho. Bên trong La Thành
bằng gạch có chu vi 1732m, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau
từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng là trục Thần đạo. Tất cả được xếp đặt
theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, giống như tình trạng xã hội đương thời,
một xã hội được tổ chức theo chính sách trung ương tập quyền của chế độ quân
chủ tôn sùng nho học đến mức tối đa. Dù là vậy, trong sự đăng đối nghiêm ngặt,
các độ cao thấp cứ lên xuống nhịp nhàng, ngắt ra từng quãng, nhiều điểm cao,
lại nhiều khu trũng cứ đối nhau để tôn nhau mạnh mẽ, luôn đổi mới bất ngờ đến
ngỡ ngàng.
Chức năng chủ yếu của La thành là bảo vệ lăng, thế nhưng nó
uốn lượn mềm mại, giản đơn mà không theo một khuôn dạng hình học nào cả nên mặc
dù cao đến 3m vẫn không làm tức mắt. Nhìn trên một bình diện rộng, vòng thành
chỉ là một giới hạn qui ước để cho không gian từ xa nhập vào trong tâm lăng
không đứt mạch, không gián đoạn, làm cho Lăng dù có khuôn viên riêng vẫn có cảm
tưởng như là hoành tráng, xa ngút tầm mắt. Các công trình gồm cung điện, lâu
đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài
700m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến Bửu Thành. Xen giữa những công trình kiến
trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên
một phong cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục.
Phía trước lăng về hướng sông Hương, La thành được dựng
thành một đoạn rất thẳng vuông góc với đường thần đạo. Chính giữa đoạn thẳng đó
là cửa chính vào lăng tên gọi Đại Hồng môn, đó cũng chính là điểm đầu của đường
thần đạo. Đại Hồng Môn được xây bằng vôi gạch, cao hơn 9m, rộng 12m. Cổng này
có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa
rồng, long vân... được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng
chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín cho
đến nay, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn ở hai đầu
đoạn thẳng của La thành phía trước. Đây cũng chính là những cổng mà hiện nay
đang cho khách tham quan ra vào thăm Lăng.
Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng
45x45m), hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu.
Đoạn thẳng mắt trước của La thành phối hợp với Bái đình tạo nên một hình vuông
và gây ấn tượng vuông cho cả khu vực điện thờ. Tiếp theo sân chầu là Bi đình
nằm trên một khu đất cao do đào hồ Trừng Minh đắp lên gọi là Phụng thần sơn,
trong đó dựng một tấm bia đá hình chữ nhật (3,10m x 1,60m) cũng được gọi là bia
“Thánh đức thần công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha
Qua khỏi Bi đình là Sân Triều lễ có ba cấp tượng trưng cho
thiên, địa, nhân (tam tài) kéo dài đến Hiển Đức môn. Hiển Đức Môn nằm giữa
đường Thần Đạo, phía trên có vọng lâu và cửa vào khu vực tẩm điện. Khu vực tẩm
điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý
niệm trời tròn, đất vuông). Ở chính giữa lớp thành hình vuông của tẩm điện là
Điện Sùng Ân, kiến trúc theo lối trùng thiềm điệp ốc. Tiền điện bảy gian: chính
điện năm gian. Điện Sùng Ân nơi thờ hoàng đế Minh Mạng và Tá Thiên Nhân hoàng
hậu. Sân trước điện Sùng Ân chung với sân Tả Tùng tự và Hữu Tùng tự là hai điện
thờ các vị công thần dưới thời vua này. Sân sau chung với tả tùng viện và hữu
tùng viện. Đối xứng với Hiển Đức môn (phía trước) là Hoằng Trạch môn (phía sau)
cũng nằm trên trục Thần Đạo là công trình kết thúc khu vực tẩm điện.
Xung quanh Điện Sùng Ân, các công trình khác nằm rải rác
trên các ngọn đồi: Tả Tùng phòng trên Tịnh Sơn, Hữu Tùng phòng trên Ý Sơn; Tuần
Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phương Các trên Khải Trạch Sơn, Quan Lan Sở
trên Đạo Thống Sơn; Truy Tư Trai trên Phúc ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn
Thủy… Tất cả đều được sắp xếp nhặt khoan như các hành tinh nhỏ quay quanh hành
tinh lớn ấy là điện Sùng Ân trên Phụng Thần Sơn, một biểu tượng của trái đất.
Qua Hoằng Trạch môn xuống khỏi mười bảy bậc đá Thanh thì
đến ba cái cầu xây song song nối Phụng Thần sơn với Tam Tài sơn. Cầu chính giữa
có tên là Trung đạo kiều. Hai bên trái, phải là Tả Phụ và Hữu Bật. Đây vừa là
đoạn nối hai nửa hồ Trừng Minh lại với nhau, vừa là chỗ uốn dòng nước chảy từ
phía trái khu mộ táng thoát ra cống vòm gần Tả Hồng môn. Cả ba cầu này đều được
hạ độ cao xuống mức thấp nhất để cho Minh Lâu dựng trên đồi Tam Tài Sơn càng
cao vút hơn. Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng
thanh gió mát, là nơi đi về của linh hồn tiên đế. Tòa nhà này như một dấu chấm
vuông kết thúc những công trình kiến trúc hình vuông bắt đầu từ Đại Hồng môn.
Bắt đầu từ đây những công trình kiến trúc đều có hình tròn mang ý nghĩa viên
thành. Người xưa quan niệm rằng vuông là hữu hạn, tròn là vô biên. Hữu hạn của
vuông tượng trưng cho trái đất. Vô biên của tròn tưọng trưng cho bầu trời. Khi
đang sống “đấng thiên tử” ở giữa trái đất. Lúc “băng hà” con trời là về trời
tức về cõi vô biên. Chính lúc đó đã “bình thành công đức”. Cũng với ý nghĩa đó,
hai bên Minh Lâu, về phía sau trên hai ngọn đồi Bình sơn và Thành sơn là hai
trụ biểu uy nghi mang ý nghĩa nhà vua đã “bình thành công đức” trước khi về cõi
vĩnh hằng.
Thăm lăng Minh Mạng, du khách ngỡ mình lạc vào không gian
của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và
khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri
thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua.
[/tintuc]